Loading...
Sunday, July 14, 2013

Google Analytics phần 9 - Filter

Bộ lọc (Filter) của GA là một phần quan trọng giúp cho Admin có thể hiệu chỉnh dữ liệu traffic theo định hướng: dữ liệu nào sẽ được đưa vào report và được trình bày như thế nào. Một tính năng quan trọng nữa của bộ lọc là clean up dữ liệu để dễ dàng tiếp cận và làm việc hơn.
Vậy Filter hoạt động như thế nào?
Từ những dữ liệu thô ban đầu, Filter sẽ tiến hành lọc theo những tiêu chí nhất định sau đó xuất ra từng profile riêng. Chú ý là quá trình này xảy ra một chiều vì thế bạn không thể truy suất dữ liệu ban đầu nữa, do đó admin cần chú ý duy trì một profile riêng để lưu Raw Data.
Cách tạo bộ lọc cho blog/web của bạn
Đầu tiên vào phần Admin của web -->All Web Site Data:

 Chọn Filters --> New Filter để tạo mới một bộ lọc. Sau đó, chọn một cái tên cho Filter mới:

\
Có 2 loại bộ lọc mà GA cung cấp: Predefined filter và Custom filter
Predefined filter là bộ lọc đã được mặc định sẵn với chức năng cho trước. Custom filter giúp cho Admin có thể chọn thêm nhiều giả định và điều kiện để tạo bộ lọc phù hợp với mục tiêu quản trị hơn.
Predefined filter:
Exclude/Include only traffic from the ISP domain: loại bỏ/chỉ lọc duy nhất traffic từ domain nào đó, chẳng hạn như nhà cung cấp dịch vụ internet hoặc mạng công ty nào đó.

Exclude/Inlcude only traffic from the IP address: loại bỏ/chỉ lọc duy nhất traffic từ địa chỉ IP cụ thể.

Exclude/Inlcude only traffic to subdirectories: loại bỏ/chỉ lọc duy nhất traffic đến một phần nào đó trong blog/website của bạn. 

Exclude/Inlcude only traffic to hostname: loại bỏ/chỉ lọc duy nhất traffic đến hostname nào đó. 
Có những mục bạn có thể chọn Case Sensitive để bộ lọc hoạt động với những trường hợp nhạy cảm (chẳng hạn như trường hợp phân biệt giữa chữ hoa và chữ thường...).
Bài viết sau tôi sẽ tiếp tục đề cập đến Custom Filter. Chúc các bạn thực hành tốt.







0 comments:

Post a Comment

 
TOP